Giá nguyên liệu tăng, ngành chế biến gỗ đang khó khăn
Ngành chế biến gỗ đang gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu tăng giáGiá các loại nguyên liệu gỗ nhập khẩu đồng loạt tăng 15% - 20% so năm ngoái. Giá cao nhưng nguồn cung ứng lại rất khó khăn khiến ngành chế biến gỗ lao đao...
Sức ép từ nhiều phía
Giá các loại gỗ MDF tăng từ 210 USD lên 250 USD/m3. Các loại gỗ thông mua từ Bắc Âu tăng từ 180 USD lên 205 USD/m3. Các loại ván, gỗ nguyên liệu khác như Falcat tăng từ 265 USD lên 330 USD/m3, PB tăng từ 130 USD lên 160 USD/m3…
Giá cao nhưng không phải dễ mua. Giám đốc Công ty cổ phần Savimex cho biết, đặt hàng rồi mà chưa chuyển tiền kịp, các công ty cung ứng nguyên liệu sẽ lấy cớ hủy hợp đồng luôn.
Không chỉ giá các loại nguyên liệu gỗ tăng cao, giá các phụ liệu kèm theo như sắt, thép sử dụng trong chế biến đồ gỗ nội thất cũng tăng chóng mặt, giá inox tăng hơn 40% so cùng kỳ. Với mức tăng này giá thành sản phẩm gỗ xuất khẩu tại các công ty tăng thêm 15% - 20%. Nơi nào chế biến mặt hàng sử dụng nhiều phụ liệu, mức tăng có thể lên đến 30%.
Công ty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành dự kiến, theo đà này, tổng chi phí tăng thêm trong năm nay lên đến 600.000 USD. Còn Savimex ước tính nếu như năm 2003 cần 4 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu, năm nay phải tròm trèm gần 5 triệu USD!
Vì sao giá nguyên liệu gỗ tăng vọt? Theo các phân tích từ Hiệp hội Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM, do sức ép tăng giá nhiên liệu trên thế giới, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng thêm 10 - 20 USD/m3.
Sự tăng trưởng kinh tế quá nóng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nhu cầu về gỗ nguyên liệu tăng cao, hút hết về các nước này, cầu đang vượt cung, và vì vậy, chủ hàng tha hồ làm giá! Khổ nhất là trong khi giá nguyên liệu tăng cao, đầu vào cộng thêm đủ thứ chi phí, nhưng phần lớn đơn hàng xuất khẩu đã được các đơn vị ký từ cuối năm ngoái, mà thời điểm đó giá đầu ra chưa tăng! Tình trạng này làm nhiều DN điêu đứng.
Cầm cự đến tháng 5/2004, hầu hết các DN đã phải đề nghị thương lượng lại giá với đối tác. Những nơi thương lượng giỏi nhất cũng chỉ nhích thêm theo cách: mỗi bên chịu một nửa chi phí tăng thêm. Còn hầu hết chỉ nhích giỏi lắm 5% giá đầu ra.
Báo động từ Hiệp hội Đồ gỗ
Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội cho biết: “Tình hình đang rất căng… kéo dài thêm 1 tháng nữa, sẽ có nhiều DN phải trả đơn hàng chịu phạt”. Điều đáng tiếc là, giá nguyên liệu tăng đột ngột lại rơi đúng vào thời điểm ngành gỗ Việt Nam có rất nhiều đơn hàng.
Có cả lý do khách quan, Trung Quốc đang bị kiện bán phá giá đồ gỗ ở Mỹ, do vậy để an toàn, nhiều đối tác Mỹ chuyển sang đặt hàng dồn dập ở Việt Nam. Nếu như cả năm 2003 cả nước xuất khẩu 560 triệu USD đồ gỗ chế biến (chiếm thứ 7 trong 10 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của VN), thì mới 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 289 triệu USD.
Nếu tình hình êm xuôi, khả năng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ lên đến hơn 600 triệu USD là khả năng trong tầm tay. Làm cách nào để thoát ra khó khăn hiện nay?
Công ty cổ phần Savimex là đơn vị giữ kim ngạch xuất khẩu vào hàng top trong ngành đồ gỗ hiện nay. Giám đốc Đỗ Hữu Trọng cho biết, Savimex đang tính toán lại cơ cấu sản phẩm, tìm nguồn nguyên liệu thay thế những loại đang tăng giá quá cao. Bài tính còn chi tiết đến mức phải pha cắt sản phẩm sao cho đạt tỉ lệ thành phẩm cao, hạn chế thấp nhất sản phẩm hỏng, giảm phí lưu kho bãi, kết hợp đàm phán đối tác cũ điều chỉnh giá hợp lý và tìm đối tác mới, thị trường mới để ký những đơn hàng theo giá mới.
Bằng biện pháp “tổng hợp” này, Savimex đang cố gắng giảm mức đội lên của giá thành thay vì 15% - 20% còn 5% đến 10%. Một giải pháp khác cũng được Savimex đề nghị: phải tìm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, kết hợp với liên kết nhập khẩu.
Ước tính với 1.200 nhà máy, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ tại Việt Nam năm 2003 khoảng 250 triệu USD/năm. Con số này sẽ cao hơn nhiều trong năm nay khi các đơn hàng ngay từ đầu năm đã đổ về dồn dập.
Nếu các DN liên kết nhập khẩu, nhập số lượng lớn, giá sẽ giảm hơn 10% trên giá nhập khẩu riêng lẻ. Chưa kể, với cách này, sẽ giảm đáng kể các khâu chi phí trung gian, mà theo tính toán của Hiệp hội, chiếm từ 10% - 20% giá thành nhập khẩu. Vấn đề là chuyện liên kết nhập khẩu hoặc giải pháp hình thành các công ty đầu mối chuyên nhập khẩu gỗ của toàn ngành, được Bộ Thương mại bàn đến rất nhiều lần tại các hội nghị từ đầu năm, nhưng đến nay tiến độ triển khai còn rất chậm.
Một giải pháp khác là thay gỗ nguyên liệu nhập khẩu bằng gỗ trong nước. Về vấn đề này, hiệp hội cho rằng hiện nay trong nước chỉ có vài nhà máy sản xuất ván nhân tạo nhưng chất lượng không ổn định và chưa hoạt động tốt. Các loại gỗ khác đều phải nhập khẩu do chủ trương hạn chế phá rừng, cấm khai thác của Chính phủ. Tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước tại các DN hiện nay chỉ vào khoảng 20% - 25%.
Do vậy, việc gia tăng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu sản phẩm cũng là việc sẽ tính đến nhưng trên bình diện chung, bài toán nhập khẩu vẫn còn lợi hơn.
Thông tin mới nhất từ ông Tổng Thư ký Hiệp hội Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM, hiệp hội đang chuẩn bị đệ trình công văn khẩn “kêu cứu” các cơ quan quản lý của trung ương và UBND Tp.HCM.
Nội dung bản kiến nghị sẽ tập trung vào mấy điểm: một là kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế VAT bằng 0; hai là đề nghị TP nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ hình thành các công ty liên kết nhập khẩu nguyên liệu bằng các chính sách ưu đãi: cho vay vốn có hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng đầu tư, xem xét hỗ trợ giao thuê đất để đầu tư kho bãi, tranh thủ các ưu đãi đầu tư trong nước của Chính phủ cho ngành chế biến gỗ. Ngành chế biến gỗ đang lao đao, và hơn lúc nào hết đang rất cần sự tiếp sức từ Chính phủ.
Theo SGGP
Sức ép từ nhiều phía
Giá các loại gỗ MDF tăng từ 210 USD lên 250 USD/m3. Các loại gỗ thông mua từ Bắc Âu tăng từ 180 USD lên 205 USD/m3. Các loại ván, gỗ nguyên liệu khác như Falcat tăng từ 265 USD lên 330 USD/m3, PB tăng từ 130 USD lên 160 USD/m3…
Giá cao nhưng không phải dễ mua. Giám đốc Công ty cổ phần Savimex cho biết, đặt hàng rồi mà chưa chuyển tiền kịp, các công ty cung ứng nguyên liệu sẽ lấy cớ hủy hợp đồng luôn.
Không chỉ giá các loại nguyên liệu gỗ tăng cao, giá các phụ liệu kèm theo như sắt, thép sử dụng trong chế biến đồ gỗ nội thất cũng tăng chóng mặt, giá inox tăng hơn 40% so cùng kỳ. Với mức tăng này giá thành sản phẩm gỗ xuất khẩu tại các công ty tăng thêm 15% - 20%. Nơi nào chế biến mặt hàng sử dụng nhiều phụ liệu, mức tăng có thể lên đến 30%.
Công ty Kỹ nghệ gỗ Trường Thành dự kiến, theo đà này, tổng chi phí tăng thêm trong năm nay lên đến 600.000 USD. Còn Savimex ước tính nếu như năm 2003 cần 4 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu, năm nay phải tròm trèm gần 5 triệu USD!
Vì sao giá nguyên liệu gỗ tăng vọt? Theo các phân tích từ Hiệp hội Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM, do sức ép tăng giá nhiên liệu trên thế giới, dẫn đến chi phí vận chuyển tăng thêm 10 - 20 USD/m3.
Sự tăng trưởng kinh tế quá nóng ở Trung Quốc, Hàn Quốc, nhu cầu về gỗ nguyên liệu tăng cao, hút hết về các nước này, cầu đang vượt cung, và vì vậy, chủ hàng tha hồ làm giá! Khổ nhất là trong khi giá nguyên liệu tăng cao, đầu vào cộng thêm đủ thứ chi phí, nhưng phần lớn đơn hàng xuất khẩu đã được các đơn vị ký từ cuối năm ngoái, mà thời điểm đó giá đầu ra chưa tăng! Tình trạng này làm nhiều DN điêu đứng.
Cầm cự đến tháng 5/2004, hầu hết các DN đã phải đề nghị thương lượng lại giá với đối tác. Những nơi thương lượng giỏi nhất cũng chỉ nhích thêm theo cách: mỗi bên chịu một nửa chi phí tăng thêm. Còn hầu hết chỉ nhích giỏi lắm 5% giá đầu ra.
Báo động từ Hiệp hội Đồ gỗ
Ông Trần Quốc Mạnh, Tổng Thư ký Hiệp hội cho biết: “Tình hình đang rất căng… kéo dài thêm 1 tháng nữa, sẽ có nhiều DN phải trả đơn hàng chịu phạt”. Điều đáng tiếc là, giá nguyên liệu tăng đột ngột lại rơi đúng vào thời điểm ngành gỗ Việt Nam có rất nhiều đơn hàng.
Có cả lý do khách quan, Trung Quốc đang bị kiện bán phá giá đồ gỗ ở Mỹ, do vậy để an toàn, nhiều đối tác Mỹ chuyển sang đặt hàng dồn dập ở Việt Nam. Nếu như cả năm 2003 cả nước xuất khẩu 560 triệu USD đồ gỗ chế biến (chiếm thứ 7 trong 10 mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất của VN), thì mới 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đã lên đến 289 triệu USD.
Nếu tình hình êm xuôi, khả năng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ lên đến hơn 600 triệu USD là khả năng trong tầm tay. Làm cách nào để thoát ra khó khăn hiện nay?
Công ty cổ phần Savimex là đơn vị giữ kim ngạch xuất khẩu vào hàng top trong ngành đồ gỗ hiện nay. Giám đốc Đỗ Hữu Trọng cho biết, Savimex đang tính toán lại cơ cấu sản phẩm, tìm nguồn nguyên liệu thay thế những loại đang tăng giá quá cao. Bài tính còn chi tiết đến mức phải pha cắt sản phẩm sao cho đạt tỉ lệ thành phẩm cao, hạn chế thấp nhất sản phẩm hỏng, giảm phí lưu kho bãi, kết hợp đàm phán đối tác cũ điều chỉnh giá hợp lý và tìm đối tác mới, thị trường mới để ký những đơn hàng theo giá mới.
Bằng biện pháp “tổng hợp” này, Savimex đang cố gắng giảm mức đội lên của giá thành thay vì 15% - 20% còn 5% đến 10%. Một giải pháp khác cũng được Savimex đề nghị: phải tìm nguồn nguyên liệu rẻ hơn, kết hợp với liên kết nhập khẩu.
Ước tính với 1.200 nhà máy, nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ tại Việt Nam năm 2003 khoảng 250 triệu USD/năm. Con số này sẽ cao hơn nhiều trong năm nay khi các đơn hàng ngay từ đầu năm đã đổ về dồn dập.
Nếu các DN liên kết nhập khẩu, nhập số lượng lớn, giá sẽ giảm hơn 10% trên giá nhập khẩu riêng lẻ. Chưa kể, với cách này, sẽ giảm đáng kể các khâu chi phí trung gian, mà theo tính toán của Hiệp hội, chiếm từ 10% - 20% giá thành nhập khẩu. Vấn đề là chuyện liên kết nhập khẩu hoặc giải pháp hình thành các công ty đầu mối chuyên nhập khẩu gỗ của toàn ngành, được Bộ Thương mại bàn đến rất nhiều lần tại các hội nghị từ đầu năm, nhưng đến nay tiến độ triển khai còn rất chậm.
Một giải pháp khác là thay gỗ nguyên liệu nhập khẩu bằng gỗ trong nước. Về vấn đề này, hiệp hội cho rằng hiện nay trong nước chỉ có vài nhà máy sản xuất ván nhân tạo nhưng chất lượng không ổn định và chưa hoạt động tốt. Các loại gỗ khác đều phải nhập khẩu do chủ trương hạn chế phá rừng, cấm khai thác của Chính phủ. Tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước tại các DN hiện nay chỉ vào khoảng 20% - 25%.
Do vậy, việc gia tăng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu sản phẩm cũng là việc sẽ tính đến nhưng trên bình diện chung, bài toán nhập khẩu vẫn còn lợi hơn.
Thông tin mới nhất từ ông Tổng Thư ký Hiệp hội Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM, hiệp hội đang chuẩn bị đệ trình công văn khẩn “kêu cứu” các cơ quan quản lý của trung ương và UBND Tp.HCM.
Nội dung bản kiến nghị sẽ tập trung vào mấy điểm: một là kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế VAT bằng 0; hai là đề nghị TP nhanh chóng có giải pháp hỗ trợ hình thành các công ty liên kết nhập khẩu nguyên liệu bằng các chính sách ưu đãi: cho vay vốn có hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh tín dụng đầu tư, xem xét hỗ trợ giao thuê đất để đầu tư kho bãi, tranh thủ các ưu đãi đầu tư trong nước của Chính phủ cho ngành chế biến gỗ. Ngành chế biến gỗ đang lao đao, và hơn lúc nào hết đang rất cần sự tiếp sức từ Chính phủ.
Theo SGGP