Nguyên liệu gỗ - càng ngày càng thiếu
Vào lúc mà nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng cao thì giá cả và nguồn nguyên liệu lại càng trở thành vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến đồ gỗ Việt Nam.
Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM cho biết, chỉ một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn mới xây dựng kế hoạch "gối đầu" nguyên liệu lâu dài, còn lại đa phần là bị động đối với các đơn hàng nhập khẩu. Lý do vì nguyên liệu nhập khẩu đòi hỏi vốn lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu xử lý bảo quan cao.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 80% trong tổng số nguyên liệu mà các doanh nghiệp sử dụng. Và việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 15 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, nguồn nhập khẩu nguyên liệu đang có nguy cơ bị thu hẹp và hạn chế. Thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới về nguyên liệu, nhất là đối với những nguồn gỗ có xác nhận "quản lý rừng bền vững" đã làm giá thành liên tục tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu đã tăng từ 15-20%. Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ưu thế để chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu này.
Còn ông Huỳnh Kim Báu, Giám đốc công ty TNHH Far East Emerald cho biết, nếu là hàng ngoài trời thì phải nhập 100% nguyên liệu. Còn hàng nội thất thì tỷ lệ nhập khẩu khoảng 50- 100% (tùy theo mức độ sử dụng chủng loại gỗ thông trong sản phẩm). "Riêng với hàng nội thất, số lượng nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, nhưng hiện nước này đang có chủ trương không xuất gỗ xẻ và bắt buộc phải qua chế biến gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam"- ông Báu nói.
Theo ông Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Thương mại, 2004 và 2005 sẽ là thời gian mà đồ gỗ Việt Nam phát triển nhanh. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2004, giá trị xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ đã đạt 490 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2003. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 đạt gần 1 tỷ USD, tăng khoảng 67% so với năm 2003.Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20% cũng không mấy khả quan. Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam tính toán, đến 2010 hoặc lâu hơn tỷ lệ này sẽ giảm. Hiện nay, về thực chất tiến độ trồng rừng và phát triển rừng của Việt Nam không nhanh bằng ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ trong nước. Hơn nữa, cây gỗ rừng trồng cũng phải có tuổi đời và độ lớn nhất định (khoảng 10 năm) mới làm được sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Còn rừng hiện nay, theo các nhà kinh doanh trồng rừng thường tính 5-7 năm tuổi là đa phần chỉ dùng cho các nhà máy dăm và giấy. Tuy nhiên, với phong trào thi đua xây dựng nhà máy dăm trên cả nước thì tình trạng khó khăn về nguyên liệu có tuổi đời ít này đã xuất hiện. Nhiều doanh nghiệp nhận định, các nhà máy băm dăm xuất khẩu có lãi lớn vì với nguyên liệu đầu vào tại chân nhà máy chỉ khoảng 450 nghìn đồng/tấn cây đã tuốt vỏ (tương đương 1,4 m3 gỗ). Đây là cái lợi trước mắt và cũng chính là mối lo ngại trong việc chuẩn bị cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lâu dài.
Tuấn Dũng
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM cho biết, chỉ một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn mới xây dựng kế hoạch "gối đầu" nguyên liệu lâu dài, còn lại đa phần là bị động đối với các đơn hàng nhập khẩu. Lý do vì nguyên liệu nhập khẩu đòi hỏi vốn lớn, chủng loại đa dạng và yêu cầu xử lý bảo quan cao.
Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 80% trong tổng số nguyên liệu mà các doanh nghiệp sử dụng. Và việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 15 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, nguồn nhập khẩu nguyên liệu đang có nguy cơ bị thu hẹp và hạn chế. Thực tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới về nguyên liệu, nhất là đối với những nguồn gỗ có xác nhận "quản lý rừng bền vững" đã làm giá thành liên tục tăng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu đã tăng từ 15-20%. Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ưu thế để chiếm lĩnh nguồn nguyên liệu này.
Còn ông Huỳnh Kim Báu, Giám đốc công ty TNHH Far East Emerald cho biết, nếu là hàng ngoài trời thì phải nhập 100% nguyên liệu. Còn hàng nội thất thì tỷ lệ nhập khẩu khoảng 50- 100% (tùy theo mức độ sử dụng chủng loại gỗ thông trong sản phẩm). "Riêng với hàng nội thất, số lượng nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia, nhưng hiện nước này đang có chủ trương không xuất gỗ xẻ và bắt buộc phải qua chế biến gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam"- ông Báu nói.
Theo ông Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Thương mại, 2004 và 2005 sẽ là thời gian mà đồ gỗ Việt Nam phát triển nhanh. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2004, giá trị xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ đã đạt 490 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm 2003. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2004 đạt gần 1 tỷ USD, tăng khoảng 67% so với năm 2003.Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 20% cũng không mấy khả quan. Hiệp hội gỗ, lâm sản Việt Nam tính toán, đến 2010 hoặc lâu hơn tỷ lệ này sẽ giảm. Hiện nay, về thực chất tiến độ trồng rừng và phát triển rừng của Việt Nam không nhanh bằng ngành sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gỗ trong nước. Hơn nữa, cây gỗ rừng trồng cũng phải có tuổi đời và độ lớn nhất định (khoảng 10 năm) mới làm được sản phẩm gỗ xuất khẩu.
Còn rừng hiện nay, theo các nhà kinh doanh trồng rừng thường tính 5-7 năm tuổi là đa phần chỉ dùng cho các nhà máy dăm và giấy. Tuy nhiên, với phong trào thi đua xây dựng nhà máy dăm trên cả nước thì tình trạng khó khăn về nguyên liệu có tuổi đời ít này đã xuất hiện. Nhiều doanh nghiệp nhận định, các nhà máy băm dăm xuất khẩu có lãi lớn vì với nguyên liệu đầu vào tại chân nhà máy chỉ khoảng 450 nghìn đồng/tấn cây đã tuốt vỏ (tương đương 1,4 m3 gỗ). Đây là cái lợi trước mắt và cũng chính là mối lo ngại trong việc chuẩn bị cho chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lâu dài.
Tuấn Dũng
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)