Lựa Chọn Cửa Gỗ Trong Xây Dựng Nội Thất
Cửa gỗ tự nhiên
Ưu điểm sản phẩm bằng gỗ tự nhiên là đẹp, có kết cấu đồng chất, cứng cáp và tạo được nhiều kiểu dáng. Nguyên liệu gỗ tự nhiên có nhiều loại và hầu hết được nhập từ các nước châu Á, Bắc Mỹ... Gỗ thường dùng làm cửa là căm xe, giáng hương, cẩm lai, gõ đỏ, sồi, alder, cherry, mahogany, pine...
Cửa gỗ làm cho không gian nội thất trở nên sang trọng hơn.
Cửa có thể mở theo kiểu thông thường, có thể mở lật, nghiêng hay lùa. Về tạo dáng, trên mặt cửa có thể là panô, ô vuông, có thể là đường vát xiên, hình tròn, đa giác... Hoặc có phần kết hợp với lá sách, với kính trong, kính màu, kính thể hiện họa tiết bằng keo, bằng ron chì (theo trường phái cổ điển). Hoặc cửa gỗ khắc chạm hoa văn.
Với cửa chính thường làm panô gỗ, panô kính, lá sách với kết cấu từ 2 đến 4 cánh. Cửa phòng trong thường dùng panô bằng gỗ. Cửa kết hợp với kính, ngoài việc trang trí cho có tính hiện đại, kính có tác dụng lấy được nguồn sáng tự nhiên. Với cửa gỗ, để cách điệu, người ta còn sử dụng eke to bản có họa tiết, đóng lộ ra bên ngoài; vừa làm vững chãi thêm cho kết cấu cửa, vừa như trang trí hoa văn cho mặt cửa. Mặt khác, chất liệu kim loại thích hợp và đồng điệu khi gắn kết với gỗ.
Tuy nhiên, cửa gỗ cũng có những hạn chế nhất định như nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình và giá khá cao. Gỗ sẽ không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt - gây hư mục và bị biến dạng, cong vênh hay co nhót dưới tác động của nắng trời, nhất là đặt cửa ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Do đó, ứng dụng những loại cửa này trong công trình thường làm cửa phòng hoặc đặt ở những nơi không bị mưa nắng hắt, tạt trực tiếp. Nhưng, vẫn có thể sử dụng làm cửa đi chính hay cửa sổ nhưng mặt cửa phải nằm lùi vào trong ban công có mái đón, nằm trong khoảng sân đệm của không gian nhà. Phải xem xét đến bản vẽ thiết kế để có thể chọn lựa cửa gỗ ứng dụng tương thích và phù hợp theo những tiêu chí nêu trên.
Hiện nay, quá trình sản xuất đồ gỗ đều được tẩm hóa chất chống mối mọt và sấy khô để hạn chế co nhót, cong vênh, nhưng vẫn phải tính đến độ bền vững của vật liệu theo thời gian trước tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong việc làm đồ gỗ, độ dày mỏng của gỗ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu bền vững của cửa. Gỗ càng dày cửa càng tốt, giảm thiểu bị cong vênh, giãn nở và tất nhiên giá cao hơn. Để nhận diện được việc này, có thể xem bề dày gáy cánh cửa, hoặc gõ trên mặt ván để "nghe" độ dày mỏng của vật liệu. Hàng không cao cấp có những loại tấm gỗ panô cửa dày chỉ 7-8 mm, rất dễ bị xé. Thậm chí, chỉ mỏng 3-5 mm và được "dán" lên tấm ván ép hay ván gỗ tạp cho "có vẻ" dày dạn nhưng dạng này mau hỏng.
Một yếu tố nữa cũng thường gặp là nguyên liệu gỗ làm cửa còn dính giác (phần gỗ màu trắng sát vỏ cây, khác với phần lõi của cây gỗ). Giác gỗ là phần mau bị mục rã nhất. Nhưng khi đóng xong cửa, phần giác này được "mông má" lại bằng bả màu và véc ni vẽ, đánh lên cho hợp với vân và màu của gỗ phần lõi. Thoáng nhìn, khó nhận ra nhưng quan sát kỹ có thể phát hiện vì sẽ lộ cái nét thiếu tự nhiên của sắc diện gỗ.
Cửa gỗ nhân tạo - HDF
Do nguyên liệu gỗ được ưa chuộng nhưng mắc và khan nên các nhà sản xuất đã tạo ra một chất liệu mới - HDF (high density fiber). HDF chuyên dụng làm cửa là một loại bột gỗ đã qua xử lý và nén, ép với keo đặc biệt dưới áp lực cao để tạo thành tấm. Đặc biệt, bề mặt ván HDF tạo được thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy màu vàng như giấy carton và trong quá trình làm cửa, khâu sau cùng sơn màu lên tùy thích. Điều này cũng là lợi thế trong trang trí nội thất - chọn được màu cửa tương hợp với không gian nội thất, hoặc có thể thay đổi tông sắc sau một thời gian sử dụng. Khung xương bên trong cánh cửa làm bằng gỗ cứng hay gỗ thông được cắt ngắn (khoảng 34-50 mm) ghép lại và qua tẩm sấy theo đúng chuẩn (độ ẩm chỉ 7-12%) để hạn chế tối đa sự co nhót, biến dạng của vật liệu. Ngoài khung xương áp hai tấm HDF.
Cửa bằng ván hdf có thể sơn nhiều sắc màu cho phù hợp với không gian nội thất.
Từ đó, ưu điểm loại cửa gỗ này là không bị cong vênh, không bị hiện tượng hở các mối ghép dưới tác động thời tiết và có khả năng chống mối mọt do là gỗ công nghiệp. Bên trong cửa có nhiều khoảng trống nên có phần cách âm, cách nhiệt. Cánh cửa nhẹ, tránh được tình trạng xệ bản lề và giảm tải trọng công trình. Do tấm HDF nhân tạo nên bề mặt có thể "dập" theo khuôn với nhiều kiểu panô và họa tiết trên cửa - trông như chế tác cửa bằng gỗ thật. Đặc điểm nữa là giá thành thấp, chỉ vào khoảng 70% so với cửa gỗ tự nhiên.
Nhưng cửa HDF vẫn có những hạn chế nhất định. Vì là gỗ nhân tạo nên không bền ở môi trường nước hay ẩm độ cao. Chẳng hạn, không thích hợp ứng dụng cửa sổ, cửa đặt tiếp xúc trực diện với môi trường tự nhiên.
Cửa chống cháy và cửa HDF dán veneer
Cùng kết cấu như trên, nhưng trước khi áp hai tấm HDF vào cánh cửa, những khoảng rỗng được chèn bằng sợi khoáng và kẹp lại bằng hai tấm calcium silicate dày 6-9 mm. Tấm chống cháy chủ yếu này gồm xi măng, sợi silicate mịn, sợi cenlulose có khả năng ngăn nhiệt từ lửa và giữ tính nguyên vẹn cho cửa trong thời gian khoảng 60-120 phút.
Một dạng cửa gỗ ghép veneer.
Một sản phẩm mới khác sẽ có trên thị trường vào thời gian tới là cấu trúc dạng cửa gỗ HDF chống cháy này nhưng bề mặt tấm HDF được dán lên lớp veneer, lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng như xoan đào, sồi, cherry, ash, sapelli... Dù bề mặt tấm HDF đã được chế tác gần giống vân gỗ thật nhưng để đúng là gỗ thật, nhà sản xuất đã dùng veneer dán lên. Công nghệ dán này trải qua những công đoạn mới veneer dán và ép nóng lên một tấm lưới mảnh nhưng dai. Nhờ tấm lưới này, khi dập mặt cửa theo khuôn panô, theo các "nhịp" lồi lõm của hoa văn thì bề mặt gỗ veneer - các góc cạnh không bị hỏng, bong tróc. Đây là lợi thế của dạng cửa này - tức dán veneer gỗ lạng mỏng mà vẫn tạo được chi tiết, họa tiết trên mặt cửa.
Cửa gỗ ghép dán veneer
Bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên nhưng để giá thành hạ nhà sản xuất đã "chế biến" ra loại cửa bằng gỗ ghép, mặt ngoài dán veneer. Từ đó, sắc thái cánh cửa là gỗ thật và có những đặc tính riêng. Giá thành cửa ghép dán veneer thấp hơn so với cửa bằng gỗ tự nhiên "nguyên xi" là 30%.
Giá thấp nhờ sử dụng gỗ vụn, gỗ miếng nhỏ, gỗ tận thu, gỗ trồng trong tự nhiên... qua các khâu tẩm sấy để ổn định chất, thớ gỗ. Sau đó ghép nóng lại bằng keo đặc biệt để thành cây gỗ và ván làm cửa. Đặc tính cửa dạng này là gỗ đã qua xử lý và được ghép từ những miếng nhỏ nên hạn chế cao sự co rút hay giãn nở của gỗ; cửa không bị cong vênh và bề mặt cửa là chất liệu gỗ thật; chế tác được nhiều kiểu dáng vì nó đã thành gỗ phách, gỗ ván. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế như nặng bởi "căn nguyên" nó là gỗ tự nhiên. Do chất là gỗ tự nhiên nên xử lý bề mặt bằng PU hay UV để giữ nguyên được sắc diện của gỗ, cũng như nó là lớp bảo vệ mặt gỗ - không cần phải bả màu hay véc ni sơn phết bằng chất nào khác vì sẽ làm mất vẻ trung thực của gỗ.
Cửa ghép ngoại nhập
Cửa có khung hai lớp với nhiều chủng loại, thường của Mỹ. Khung bên trong của loại này là gỗ, bên ngoài có thể là nhôm hay nhựa, hoặc ngược lại, hoặc toàn bằng gỗ... Gỗ đã qua xử lý để ổn định chất lượng với hàng chục loại vân và sắc độ. Khung nhôm được đúc nguyên khối, chống lõm, gợn sóng và chống ồn... Khung nhựa cũng đùn ép dưới áp lực cao và tạo nhiều ngăn để chống bị thẩm thấu bởi nước, không khí, có cấu trúc cứng hơn và giảm thiểu sự trương nở, co rút theo thời tiết.
Phần kính ứng dụng trên cánh với tác dụng lấy sáng và có khả năng cản nhiệt lượng truyền vào nhà. Kính hai lớp, ở giữa là khoảng trống được bơm khí trơ vào để giảm sự truyền tải nhiệt. Các góc cạnh xử lý bằng silicon bít kín, tăng cường độ chịu lực và ngăn sự thẩm thấu từ môi trường tự nhiên. Ngay trên một mặt kính cũng dán hai lớp với màng keo đặc biệt để kính không bị vỡ vụn, rơi ra khi có sự cố.
Theo Furniture4future
Cửa gỗ làm cho không gian nội thất trở nên sang trọng hơn.
Cửa có thể mở theo kiểu thông thường, có thể mở lật, nghiêng hay lùa. Về tạo dáng, trên mặt cửa có thể là panô, ô vuông, có thể là đường vát xiên, hình tròn, đa giác... Hoặc có phần kết hợp với lá sách, với kính trong, kính màu, kính thể hiện họa tiết bằng keo, bằng ron chì (theo trường phái cổ điển). Hoặc cửa gỗ khắc chạm hoa văn.
Với cửa chính thường làm panô gỗ, panô kính, lá sách với kết cấu từ 2 đến 4 cánh. Cửa phòng trong thường dùng panô bằng gỗ. Cửa kết hợp với kính, ngoài việc trang trí cho có tính hiện đại, kính có tác dụng lấy được nguồn sáng tự nhiên. Với cửa gỗ, để cách điệu, người ta còn sử dụng eke to bản có họa tiết, đóng lộ ra bên ngoài; vừa làm vững chãi thêm cho kết cấu cửa, vừa như trang trí hoa văn cho mặt cửa. Mặt khác, chất liệu kim loại thích hợp và đồng điệu khi gắn kết với gỗ.
Tuy nhiên, cửa gỗ cũng có những hạn chế nhất định như nặng, làm tăng tải trọng cho nền móng công trình và giá khá cao. Gỗ sẽ không bền lâu trong môi trường nước, ẩm ướt - gây hư mục và bị biến dạng, cong vênh hay co nhót dưới tác động của nắng trời, nhất là đặt cửa ở những hướng có ánh nắng chiếu trực tiếp. Do đó, ứng dụng những loại cửa này trong công trình thường làm cửa phòng hoặc đặt ở những nơi không bị mưa nắng hắt, tạt trực tiếp. Nhưng, vẫn có thể sử dụng làm cửa đi chính hay cửa sổ nhưng mặt cửa phải nằm lùi vào trong ban công có mái đón, nằm trong khoảng sân đệm của không gian nhà. Phải xem xét đến bản vẽ thiết kế để có thể chọn lựa cửa gỗ ứng dụng tương thích và phù hợp theo những tiêu chí nêu trên.
Hiện nay, quá trình sản xuất đồ gỗ đều được tẩm hóa chất chống mối mọt và sấy khô để hạn chế co nhót, cong vênh, nhưng vẫn phải tính đến độ bền vững của vật liệu theo thời gian trước tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt như ở Việt Nam.
Theo một số chuyên gia trong việc làm đồ gỗ, độ dày mỏng của gỗ đóng vai trò quan trọng trong kết cấu bền vững của cửa. Gỗ càng dày cửa càng tốt, giảm thiểu bị cong vênh, giãn nở và tất nhiên giá cao hơn. Để nhận diện được việc này, có thể xem bề dày gáy cánh cửa, hoặc gõ trên mặt ván để "nghe" độ dày mỏng của vật liệu. Hàng không cao cấp có những loại tấm gỗ panô cửa dày chỉ 7-8 mm, rất dễ bị xé. Thậm chí, chỉ mỏng 3-5 mm và được "dán" lên tấm ván ép hay ván gỗ tạp cho "có vẻ" dày dạn nhưng dạng này mau hỏng.
Một yếu tố nữa cũng thường gặp là nguyên liệu gỗ làm cửa còn dính giác (phần gỗ màu trắng sát vỏ cây, khác với phần lõi của cây gỗ). Giác gỗ là phần mau bị mục rã nhất. Nhưng khi đóng xong cửa, phần giác này được "mông má" lại bằng bả màu và véc ni vẽ, đánh lên cho hợp với vân và màu của gỗ phần lõi. Thoáng nhìn, khó nhận ra nhưng quan sát kỹ có thể phát hiện vì sẽ lộ cái nét thiếu tự nhiên của sắc diện gỗ.
Cửa gỗ nhân tạo - HDF
Do nguyên liệu gỗ được ưa chuộng nhưng mắc và khan nên các nhà sản xuất đã tạo ra một chất liệu mới - HDF (high density fiber). HDF chuyên dụng làm cửa là một loại bột gỗ đã qua xử lý và nén, ép với keo đặc biệt dưới áp lực cao để tạo thành tấm. Đặc biệt, bề mặt ván HDF tạo được thớ và vân gần như gỗ thật. Ván nguyên thủy màu vàng như giấy carton và trong quá trình làm cửa, khâu sau cùng sơn màu lên tùy thích. Điều này cũng là lợi thế trong trang trí nội thất - chọn được màu cửa tương hợp với không gian nội thất, hoặc có thể thay đổi tông sắc sau một thời gian sử dụng. Khung xương bên trong cánh cửa làm bằng gỗ cứng hay gỗ thông được cắt ngắn (khoảng 34-50 mm) ghép lại và qua tẩm sấy theo đúng chuẩn (độ ẩm chỉ 7-12%) để hạn chế tối đa sự co nhót, biến dạng của vật liệu. Ngoài khung xương áp hai tấm HDF.
Cửa bằng ván hdf có thể sơn nhiều sắc màu cho phù hợp với không gian nội thất.
Từ đó, ưu điểm loại cửa gỗ này là không bị cong vênh, không bị hiện tượng hở các mối ghép dưới tác động thời tiết và có khả năng chống mối mọt do là gỗ công nghiệp. Bên trong cửa có nhiều khoảng trống nên có phần cách âm, cách nhiệt. Cánh cửa nhẹ, tránh được tình trạng xệ bản lề và giảm tải trọng công trình. Do tấm HDF nhân tạo nên bề mặt có thể "dập" theo khuôn với nhiều kiểu panô và họa tiết trên cửa - trông như chế tác cửa bằng gỗ thật. Đặc điểm nữa là giá thành thấp, chỉ vào khoảng 70% so với cửa gỗ tự nhiên.
Nhưng cửa HDF vẫn có những hạn chế nhất định. Vì là gỗ nhân tạo nên không bền ở môi trường nước hay ẩm độ cao. Chẳng hạn, không thích hợp ứng dụng cửa sổ, cửa đặt tiếp xúc trực diện với môi trường tự nhiên.
Cửa chống cháy và cửa HDF dán veneer
Cùng kết cấu như trên, nhưng trước khi áp hai tấm HDF vào cánh cửa, những khoảng rỗng được chèn bằng sợi khoáng và kẹp lại bằng hai tấm calcium silicate dày 6-9 mm. Tấm chống cháy chủ yếu này gồm xi măng, sợi silicate mịn, sợi cenlulose có khả năng ngăn nhiệt từ lửa và giữ tính nguyên vẹn cho cửa trong thời gian khoảng 60-120 phút.
Một dạng cửa gỗ ghép veneer.
Một sản phẩm mới khác sẽ có trên thị trường vào thời gian tới là cấu trúc dạng cửa gỗ HDF chống cháy này nhưng bề mặt tấm HDF được dán lên lớp veneer, lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng như xoan đào, sồi, cherry, ash, sapelli... Dù bề mặt tấm HDF đã được chế tác gần giống vân gỗ thật nhưng để đúng là gỗ thật, nhà sản xuất đã dùng veneer dán lên. Công nghệ dán này trải qua những công đoạn mới veneer dán và ép nóng lên một tấm lưới mảnh nhưng dai. Nhờ tấm lưới này, khi dập mặt cửa theo khuôn panô, theo các "nhịp" lồi lõm của hoa văn thì bề mặt gỗ veneer - các góc cạnh không bị hỏng, bong tróc. Đây là lợi thế của dạng cửa này - tức dán veneer gỗ lạng mỏng mà vẫn tạo được chi tiết, họa tiết trên mặt cửa.
Cửa gỗ ghép dán veneer
Bằng nguyên liệu gỗ tự nhiên nhưng để giá thành hạ nhà sản xuất đã "chế biến" ra loại cửa bằng gỗ ghép, mặt ngoài dán veneer. Từ đó, sắc thái cánh cửa là gỗ thật và có những đặc tính riêng. Giá thành cửa ghép dán veneer thấp hơn so với cửa bằng gỗ tự nhiên "nguyên xi" là 30%.
Giá thấp nhờ sử dụng gỗ vụn, gỗ miếng nhỏ, gỗ tận thu, gỗ trồng trong tự nhiên... qua các khâu tẩm sấy để ổn định chất, thớ gỗ. Sau đó ghép nóng lại bằng keo đặc biệt để thành cây gỗ và ván làm cửa. Đặc tính cửa dạng này là gỗ đã qua xử lý và được ghép từ những miếng nhỏ nên hạn chế cao sự co rút hay giãn nở của gỗ; cửa không bị cong vênh và bề mặt cửa là chất liệu gỗ thật; chế tác được nhiều kiểu dáng vì nó đã thành gỗ phách, gỗ ván. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế như nặng bởi "căn nguyên" nó là gỗ tự nhiên. Do chất là gỗ tự nhiên nên xử lý bề mặt bằng PU hay UV để giữ nguyên được sắc diện của gỗ, cũng như nó là lớp bảo vệ mặt gỗ - không cần phải bả màu hay véc ni sơn phết bằng chất nào khác vì sẽ làm mất vẻ trung thực của gỗ.
Cửa ghép ngoại nhập
Cửa có khung hai lớp với nhiều chủng loại, thường của Mỹ. Khung bên trong của loại này là gỗ, bên ngoài có thể là nhôm hay nhựa, hoặc ngược lại, hoặc toàn bằng gỗ... Gỗ đã qua xử lý để ổn định chất lượng với hàng chục loại vân và sắc độ. Khung nhôm được đúc nguyên khối, chống lõm, gợn sóng và chống ồn... Khung nhựa cũng đùn ép dưới áp lực cao và tạo nhiều ngăn để chống bị thẩm thấu bởi nước, không khí, có cấu trúc cứng hơn và giảm thiểu sự trương nở, co rút theo thời tiết.
Phần kính ứng dụng trên cánh với tác dụng lấy sáng và có khả năng cản nhiệt lượng truyền vào nhà. Kính hai lớp, ở giữa là khoảng trống được bơm khí trơ vào để giảm sự truyền tải nhiệt. Các góc cạnh xử lý bằng silicon bít kín, tăng cường độ chịu lực và ngăn sự thẩm thấu từ môi trường tự nhiên. Ngay trên một mặt kính cũng dán hai lớp với màng keo đặc biệt để kính không bị vỡ vụn, rơi ra khi có sự cố.
Theo Furniture4future