Trang trí phòng cho trẻ
Trang trí phòng cho bé thường đơn giản hơn là những căn phòng khác trong nhà nhưng lại thú vị hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần biết các bước cơ bản để có thể thực hiện công việc này.
Dù cho bạn là một người trang trí nghiệp dư hay mà một nhà chuyên môn trong lĩnh vực này thì trang trí phòng cho trẻ luôn là một sự công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tinh tế. Sau đây là các bước để có một căn phòng xinh xắn cho bé yêu của bạn.
Bước 1: Thử nghiệm với màu sắc. Những màu rõ nét và những họa tiết rực rỡ có thể khiến cho căn phòng của bé trở nên vui nhộn và cởi mở hơn. Bạn có thể sơn toàn bộ căn phòng với màu đỏ hoặc sử dụng những khuôn tô màu để tạo ra những họa tiết hình học lớn trên các bức tường. Bạn nên để trẻ tự chọn màu sơn tường yêu thích (nếu như trẻ đã đủ lớn để có thể làm điều đó). Sau khi trẻ chọn màu bạn có thể dùng màu trẻ thích làm màu chủ đạo hoặc kết hợp với các màu khác một cách hài hòa. Như thế trẻ sẽ có được căn phòng với màu sắc thực sự là của chúng và có cảm giác được tham gia vào công việc “quan trọng” này.
Bước 2: Chú trọng đến hình ảnh mà trẻ yêu thích. Nếu trẻ thích những chú cún thì bạn có thể sơn hình ảnh những chú cún đang nô đùa trên các bức tường. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và cảm nhận được sự quan tâm của bạn đến sở thích của chúng.
Bước 3: Sử dụng những đồ dùng đa chức năng. Căn phòng của bé thường bao gồm nhiều chức năng như dành cho việc ngủ, học và vui chơi. Bạn nên lựa chọn những đồ dùng đa chức năng cho phòng của bé. Ngoài tác dụng tiết kiệm không gian, những đồ dùng này sẽ làm cho bé có cảm giác khám phá những chức năng khác nhau của chúng. Một chiếc giường với những kệ bên dưới có thể dùng làm nơi để đồ chơi cho bé khi còn nhỏ và tận dụng làm giá sách khi bé bắt đầu đến trường. Hoặc một chiếc giường với bàn học có thể kéo ra khi cần dùng.
Bước 4: Ước tính không gian chứa đồ mà trẻ cần dùng đến và nhân đôi chúng lên. Thường phụ huynh luôn đánh giá không đúng về số lượng đồ chơi, sách vở và những đồ dùng khác của trẻ tích lũy qua hàng năm. Nếu như bạn có một bức tường hoặc một góc nào đó thừa ra, hãy đặt những chiếc tủ hoặc kệ chứa đồ cho trẻ.
Bước 5: Khắc phục những điểm bất lợi về kiến trúc. Những căn phòng nhỏ có thể trở nên rộng hơn khi được sơn màu vàng nhạt. Một căn phòng với những góc nhỏ không dư thừa có thể trở nên độc đáo khi bạn biết tận dụng nó.
Bước 6. Khuyến khích trẻ có nêu ý kiến trong việc trang trí phòng. Điều này rất quan trọng đối với những trẻ đã bắt đầu có nhận thức và những cặp anh chị em khi sử dụng chung một phòng. Những cặp anh chị em có sở thích hòan toàn khác nhau những vẫn có thể hòa hợp trong cùng một căn phòng miễn là chúng có được khoảng không gian riêng của mình, dù là nhỏ bé.
Bước 7: Tạo không gian an toàn cho trẻ. Cố định những tủ đựng đồ vào tường. Đặt khóa cho cửa sổ. Kiềm tra độ chắc chắn của những bức tường và chất lượng của sơn tường, đặc biệt là đối với những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1978.
Theo Đô Thị
Trang trí phòng cho bé thường đơn giản hơn là những căn phòng khác trong nhà nhưng lại thú vị hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn cũng cần biết các bước cơ bản để có thể thực hiện công việc này.
Dù cho bạn là một người trang trí nghiệp dư hay mà một nhà chuyên môn trong lĩnh vực này thì trang trí phòng cho trẻ luôn là một sự công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tinh tế. Sau đây là các bước để có một căn phòng xinh xắn cho bé yêu của bạn.
Bước 1: Thử nghiệm với màu sắc. Những màu rõ nét và những họa tiết rực rỡ có thể khiến cho căn phòng của bé trở nên vui nhộn và cởi mở hơn. Bạn có thể sơn toàn bộ căn phòng với màu đỏ hoặc sử dụng những khuôn tô màu để tạo ra những họa tiết hình học lớn trên các bức tường. Bạn nên để trẻ tự chọn màu sơn tường yêu thích (nếu như trẻ đã đủ lớn để có thể làm điều đó). Sau khi trẻ chọn màu bạn có thể dùng màu trẻ thích làm màu chủ đạo hoặc kết hợp với các màu khác một cách hài hòa. Như thế trẻ sẽ có được căn phòng với màu sắc thực sự là của chúng và có cảm giác được tham gia vào công việc “quan trọng” này.
Bước 2: Chú trọng đến hình ảnh mà trẻ yêu thích. Nếu trẻ thích những chú cún thì bạn có thể sơn hình ảnh những chú cún đang nô đùa trên các bức tường. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thích thú và cảm nhận được sự quan tâm của bạn đến sở thích của chúng.
Bước 3: Sử dụng những đồ dùng đa chức năng. Căn phòng của bé thường bao gồm nhiều chức năng như dành cho việc ngủ, học và vui chơi. Bạn nên lựa chọn những đồ dùng đa chức năng cho phòng của bé. Ngoài tác dụng tiết kiệm không gian, những đồ dùng này sẽ làm cho bé có cảm giác khám phá những chức năng khác nhau của chúng. Một chiếc giường với những kệ bên dưới có thể dùng làm nơi để đồ chơi cho bé khi còn nhỏ và tận dụng làm giá sách khi bé bắt đầu đến trường. Hoặc một chiếc giường với bàn học có thể kéo ra khi cần dùng.
Bước 4: Ước tính không gian chứa đồ mà trẻ cần dùng đến và nhân đôi chúng lên. Thường phụ huynh luôn đánh giá không đúng về số lượng đồ chơi, sách vở và những đồ dùng khác của trẻ tích lũy qua hàng năm. Nếu như bạn có một bức tường hoặc một góc nào đó thừa ra, hãy đặt những chiếc tủ hoặc kệ chứa đồ cho trẻ.
Bước 5: Khắc phục những điểm bất lợi về kiến trúc. Những căn phòng nhỏ có thể trở nên rộng hơn khi được sơn màu vàng nhạt. Một căn phòng với những góc nhỏ không dư thừa có thể trở nên độc đáo khi bạn biết tận dụng nó.
Bước 6. Khuyến khích trẻ có nêu ý kiến trong việc trang trí phòng. Điều này rất quan trọng đối với những trẻ đã bắt đầu có nhận thức và những cặp anh chị em khi sử dụng chung một phòng. Những cặp anh chị em có sở thích hòan toàn khác nhau những vẫn có thể hòa hợp trong cùng một căn phòng miễn là chúng có được khoảng không gian riêng của mình, dù là nhỏ bé.
Bước 7: Tạo không gian an toàn cho trẻ. Cố định những tủ đựng đồ vào tường. Đặt khóa cho cửa sổ. Kiềm tra độ chắc chắn của những bức tường và chất lượng của sơn tường, đặc biệt là đối với những ngôi nhà được xây dựng trước năm 1978.
Theo Đô Thị